Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Nón Bảo Hiểm Là Gì?

Nón mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp, đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa... (với nghĩa này, ở Việt Nam, người ta gọi bóng gió là "nồi cơm điện"). Tuy nhiên, theo nghĩa rộng hơn, mũ bảo hiểm còn chỉ đến những loại mũ sắt, mũ cối trong quân đội, các loại mũ bảo vệ người chơi thể thao (bóng bầu dục, bóng chày, khúc côn cầu, trượt tuyết...) hay các loại mũ bảo hộ lao động (xây dựng, khai mỏ...)

Theo truyền thống, mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà bằng nhựa tổng hợp như ABS,HDPE nhưng những thập niên gần đây, chất liệu được gia cường bằng Sợi Carbon để có độ bền cao và nhẹ hơn. Sự thúc đẩy mạnh mẽ phong trào, thậm chí bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các phương tiện hai bánh đã từng là đề tài tranh luận nóng bỏng của nhiều người và những nhà khoa học trong thập niên 1990. Đến nay, nhiều quốc gia đã áp dụng luật này.

Lịch sử ghi nhận mũ bảo hiểm xuất hiện cùng thời với chiến tranh. Trước những loại vũ khí như dao, kiếm, mác... quân đội của người Assyrat, Ba Tư, đã tìm ra một vật dụng có thể bảo vệ đầu của binh lính: đó là chiếc mũ. Ban đầu, mũ được làm bằng da rồi dần dần được rèn sắt. Đến thời người Hy Lạp tham chiến, họ chế tạo ra chiếc nón bào hiểm bằng đồng, có chóp nhọn đặc trưng. Mũ được gia cố chắc chắn thêm như có phần che chắn cho mặt (chỉ để hở một khoảng nhỏ để nhìn và thở), chiều dài mũ cũng được tăng thêm - mũ trùm kín cả đầu. Người La Mã phát triển hình dạng Non bao hiem thêm một bậc nữa, đó là chế tạo mũ cho binh lính riêng và mũ cho các võ sĩ giác đấu riêng. Phần vành mũ được nới rộng có phần lưỡi trai đằng trước để cải thiện tầm nhìn, tránh trường hợp binh sĩ bị lóa sáng.

Vào thế kỉ 16-17, chiếc mũ được làm bằng thép nhẹ như thời trung cổ nhưng vành rộng hơn. Thế kỷ 18-19, tiến bộ trong công nghiệp vũ khí đánh dấu sự thoái trào của kiếm và giáo mác đồng thời các loại súng trường, súng lục lên ngôi. Mu bao hiem ít được trọng dụng hơn trước, đa phần chỉ được sử dụng bởi kỵ binh. Tuy nhiên đến chiến tranh thế giới thứ nhât, mũ làm từ thép lại được coi là thiết bị bảo vệ cho người lính, chống lại các mảnh kim loại văng ra mỗi khi pháo nổ. Năm 1914, người Pháp chính thức coi mu bao hiem là trang bị tiêu chuẩn của người lính. Lần lượt, Anh, Đức và các nước Châu Âu còn lại cũng theo gương.

Ngày nay, nón bảo hiểm dần dần thâm nhập vào đời sống chứ không đơn thuần là trang bị của quân đội. MBH được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như hàng không vũ trụ, quân đội, thể thao... Công nhân và kỹ sư vào phân sưởng lúc nào cũng phải đội mũ. Các vận động viên nhiều môn thể thao như đấu kiếm, võ thuật, bóng bầu dục.. rất cần nón bảo hiểm để an toàn. Người tham gia giao thông trên xe máy, xe đạp được khuyến cáo phải đội mũ bảo hiểm.